Mặt của đàn ông

Tác giả: Nguyễn Việt Hà
Nhà xuất bản: NXB Trẻ
Hình thức bìa:mềm
Năm xuất bản:2015 (Mã sách: 8934974131472)

60.000 đ

75.000 đ -20%

Thông tin & Khuyến mãi

→ Miễn phí vận chuyển cho đơn hàng trên 400.000 VNĐ

 Giao hàng trên Toàn Quốc

 Đặt online hoặc gọi ngay: 0912 269 229 |  0932 321 719

 Chiết khấu cao cho các đại lý và khách đặt sỉ

SÁCH CÙNG DANH MỤC
Thông tin sản phẩm
NXB NXB Trẻ
Năm xuất bản | Mã hàng 2015 (Mã sách: 8934974131472)
Tác giả Nguyễn Việt Hà
Người Dịch
Số Trang 276 trang
Kích Thước Bao Bì 13 x 20 cm
Hình thức mềm

Mặt Của Đàn Ông

Trong tạp văn của mình, Nguyễn Việt Hà nhận xét rằng đàn ông Việt hay tươi cười. “Khi bàn về cười, đôi khi con người ta cũng phải mếu máo cay đắng đùa”. Đọc tạp văn của anh, người ta thấy rộn ràng dí dỏm những cú tỉa đọc lên thấy buồn cười. Tạp văn Mặt của đàn ông của Nguyễn Việt Hà cười đấy rồi lại trầm buồn đấy, tất cả làm nên sự gần gũi của những bài tạp văn viết về cuộc sống ở Hà Nội, dường như chỉ xoay quanh mấy từ khóa cơ bản - đàn ông, phố cũ, sách xưa, rượu ngon, người đẹp - mà đủ thứ chuyện. Có thể dùng chính những từ khóa đó để mô tả cuộc sống của đàn ông Việt Nam ngày nay, mà chúng cũng chính là những gì giới đàn ông có học thời trước bận tâm.

Cuộc đời quả thực sẽ rất nghèo nàn và nhạt nhẽo nếu chỉ xoay quanh những vốn từ ngữ hạn hẹp chỉ dùng để định danh, nhưng qua bàn tay của những người viết, nó lung linh hẳn lên, sinh động tung tẩy như hình ảnh người đàn ông bán hàng ở chợ Đồng Xuân: “Anh ta đầu đội thúng, mồm và mông dẻo nguây nguẩy, nói tục như ranh. Bánh dày giò của Phương đồng cô tinh tế khó tả, một thứ quà tuyệt phẩm của chợ” (Đàn ông ngồi chợ).Tạp văn của Nguyễn Việt Hà có một số lượng lớn xuất xứ từ chuyên mục viết về đàn ông, nên dễ hiểu là anh có điều kiện thâm canh mảng đề tài về nam giới thành thị. Nguyễn Việt Hà có những chiêu thức để làm cho những dòng tạp bút tựa những bát bún thang hơi rối các thành phần, mỗi thứ đi lung tung một nẻo, gạt một thìa mắm tôm ngon vào bỗng hóa giải thành một thức quà thống nhất. Ở những bài viết tương đối thảnh thơi hơn, như viết về tác phẩm của một vài bạn văn nghệ như triển lãm tranh của Lê Thiết Cương, thơ của Nguyễn Quang Thiều, lục bát của Đồng Đức Bốn, văn của Đỗ Phấn, truyện thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh… hay về ngày xuân, về kỷ niệm tuổi nhỏ, giọng văn Nguyễn Việt Hà mênh mang, gợi mở như những phút thư giãn như người đang lạc trong phố cổ nhìn thấy Hồ Gươm.

Mỗi thành phố văn hóa luôn có những nhà văn của mình. Là một người kể chuyện đầy thú vị của Hà Nội, Nguyễn Việt Hà qua hơn hai thập niên đã dựng nên chân dung thành phố mình đang sống. Viết bằng giọng văn mà trước và sau không giống ai. Hà Nội của Nguyễn Việt Hà từ các tiểu thuyết Cơ hội của Chúa, Khải huyền muộn, Ba ngôi của người, các tạp văn Con giai phố cổ, Đàn bà uống rượu... mang hơi thở náo nhiệt đương đại nhưng cũng giữ những nét xưa cũ. Người Hà Nội là những ai, Nguyễn Việt Hà cố gắng nhận diện họ trong thời điểm xã hội đòi hỏi khẳng định bản sắc, đặc biệt ở thành phố này. Trong khi Hà Nội biến đổi từng ngày, vấn đề bản sắc trở đi trở lại đến mức ám ảnh trong tâm lý của hệ thống truyền thông. Nguyễn Việt Hà nhấn mạnh rằng (điều đã nhấn mạnh hàng trăm lần) ký ức về những hành vi văn hóa của thị dân là thứ có khả năng truyền giữ lâu nhất.

NXB NXB Trẻ
Năm xuất bản | Mã hàng 2015 (Mã sách: 8934974131472)
Tác giả Nguyễn Việt Hà
Người Dịch
Số Trang 276 trang
Kích Thước Bao Bì 13 x 20 cm
Hình thức mềm

Mặt Của Đàn Ông

Trong tạp văn của mình, Nguyễn Việt Hà nhận xét rằng đàn ông Việt hay tươi cười. “Khi bàn về cười, đôi khi con người ta cũng phải mếu máo cay đắng đùa”. Đọc tạp văn của anh, người ta thấy rộn ràng dí dỏm những cú tỉa đọc lên thấy buồn cười. Tạp văn Mặt của đàn ông của Nguyễn Việt Hà cười đấy rồi lại trầm buồn đấy, tất cả làm nên sự gần gũi của những bài tạp văn viết về cuộc sống ở Hà Nội, dường như chỉ xoay quanh mấy từ khóa cơ bản - đàn ông, phố cũ, sách xưa, rượu ngon, người đẹp - mà đủ thứ chuyện. Có thể dùng chính những từ khóa đó để mô tả cuộc sống của đàn ông Việt Nam ngày nay, mà chúng cũng chính là những gì giới đàn ông có học thời trước bận tâm.

Cuộc đời quả thực sẽ rất nghèo nàn và nhạt nhẽo nếu chỉ xoay quanh những vốn từ ngữ hạn hẹp chỉ dùng để định danh, nhưng qua bàn tay của những người viết, nó lung linh hẳn lên, sinh động tung tẩy như hình ảnh người đàn ông bán hàng ở chợ Đồng Xuân: “Anh ta đầu đội thúng, mồm và mông dẻo nguây nguẩy, nói tục như ranh. Bánh dày giò của Phương đồng cô tinh tế khó tả, một thứ quà tuyệt phẩm của chợ” (Đàn ông ngồi chợ).Tạp văn của Nguyễn Việt Hà có một số lượng lớn xuất xứ từ chuyên mục viết về đàn ông, nên dễ hiểu là anh có điều kiện thâm canh mảng đề tài về nam giới thành thị. Nguyễn Việt Hà có những chiêu thức để làm cho những dòng tạp bút tựa những bát bún thang hơi rối các thành phần, mỗi thứ đi lung tung một nẻo, gạt một thìa mắm tôm ngon vào bỗng hóa giải thành một thức quà thống nhất. Ở những bài viết tương đối thảnh thơi hơn, như viết về tác phẩm của một vài bạn văn nghệ như triển lãm tranh của Lê Thiết Cương, thơ của Nguyễn Quang Thiều, lục bát của Đồng Đức Bốn, văn của Đỗ Phấn, truyện thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh… hay về ngày xuân, về kỷ niệm tuổi nhỏ, giọng văn Nguyễn Việt Hà mênh mang, gợi mở như những phút thư giãn như người đang lạc trong phố cổ nhìn thấy Hồ Gươm.

Mỗi thành phố văn hóa luôn có những nhà văn của mình. Là một người kể chuyện đầy thú vị của Hà Nội, Nguyễn Việt Hà qua hơn hai thập niên đã dựng nên chân dung thành phố mình đang sống. Viết bằng giọng văn mà trước và sau không giống ai. Hà Nội của Nguyễn Việt Hà từ các tiểu thuyết Cơ hội của Chúa, Khải huyền muộn, Ba ngôi của người, các tạp văn Con giai phố cổ, Đàn bà uống rượu... mang hơi thở náo nhiệt đương đại nhưng cũng giữ những nét xưa cũ. Người Hà Nội là những ai, Nguyễn Việt Hà cố gắng nhận diện họ trong thời điểm xã hội đòi hỏi khẳng định bản sắc, đặc biệt ở thành phố này. Trong khi Hà Nội biến đổi từng ngày, vấn đề bản sắc trở đi trở lại đến mức ám ảnh trong tâm lý của hệ thống truyền thông. Nguyễn Việt Hà nhấn mạnh rằng (điều đã nhấn mạnh hàng trăm lần) ký ức về những hành vi văn hóa của thị dân là thứ có khả năng truyền giữ lâu nhất.

Xem Thêm